Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Cơm tấm Sài Gòn vừa quen vừa lạ

Cơm tấm Sài Gòn là món đặc sản của miền Nam với cơm được nấu từ hạt gạo tấm. Khi ăn, cơm được bày ra đĩa cùng nhiều thức ăn kèm theo như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp-la, bì và đồ chua như đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa chuột dấm... Cơm tấm ăn kèm với nước mắm đã qua pha chế chung với nước lọc và đường để cho nhạt bớt.
Cơm tấm sài gòn
Bạn có thể nếm thử món cơm tấm nổi tiếng tại các phố Giảng Võ, Tràng Thi, Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ...

Bún bò Huế thương hiệu khắp 5 châu

Là đặc sản đất cố Đô, bún bò Huế có hương vị rất riêng. Một bán bún bò Huế “chuẩn” phải có đầy đủ các yếu tố: bún sợi to, bắp bò thái lát, giò heo cắt khoanh, bò viên, một miếng tiết nhỏ, chan ngập nước dùng thơm mùi sả và mắm ruốc. Bún bò Huế đương nhiên không thể thiếu các loại rau sống như giá, rau quế, chanh, bắp chuối… ăn kèm.
Có khá nhiều quán bán bún bò Huế ở Hà Nội, nhưng phải vào đúng quán do người Huế làm thì mới cảm nhận hết vị thơm ngon của món ăn này. Bạn có thể thưởng thức đặc sản thôn quê bún bò Huế ở phố Hòa Mã, phố Nguyễn Thượng Hiền hay quán O Xuân ở Quang Trung.

Bún bò Huế món ngon miền trung
Không giống như những món ngon ở miền Nam như cơm tấm, hãy phở bò Nam Định những món đặc sản miền trung dùng nhiều vị cay và hương vị đặc trưng hơn mà mổi thực khách phải tự mình nếm trải thì mới biết hết cái ngon của ẩm thực miền trung được.

Miến lươn Nghệ An món ngon truyền thống

Đây là một trong những đặc sản thôn quê nức tiếng của xứ nghệ. Miến lươn chia làm 2 loại chính: miến lươn mềm và miến lươn giòn. Vị ngọt của lươn, của giá, rau răm thơm thơm cay cay cùng những sợi miến nhỏ tăm mềm mại trong bát nước dùng đậm đà vị xương tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng. Vị miến lươn không quá đậm, và ngoài nguyên liệu chủ đạo là thịt lươn và miến, món này không thể thiếu được mộc nhĩ

Miến lươn Tân Tân ở Tuệ Tĩnh, miến lươn Đông Thịnh ở Hàng Điếu, miến lươn Phủ Doãn là những quán miến lươn ngon có tiếng tại Hà Nội.
Miến lươn nghệ an thơm ngon nức lòng

Nem chua Thanh Hóa hương vị không thể quên

Nem chua Thanh Hoá được làm từ thịt lợn sống giã nhuyễn cùng bì lợn thái sợi, tiêu sọ, đinh lăng, tỏi, ớt.. Khi thưởng thức nem chua Thanh Hóa, bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng…tạo nên hương vị rất riêng, khó lẫn đúng là một đặc sản . Tại Hà Nội, hiện có rất nhiều cửa hàng và cá nhân bán nem chua chính gốc Thanh Hóa.


không giống như nem Bình định nem chua thanh hóa còn có hương vị rất rất riêng rất đặc trưng mà mổi vùng miền mổi khác mà phải tự mình khám phá mới hết được món ngon của nó.

Phở bò Nam Định vang danh thương hiệu

Phở Nam Định là một trong những món ngon nổi tiếng của thành Nam. Bát phở Nam Định rất đặc trưng với vị ngọt của xương bò, vừa có cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà không dai. Vị phở thơm đậm, nước dùng trong, bánh phở mềm nhưng không nát, thịt chín thái lát mỏng, thịt tái dần bằng cán dao, miết mỏng, tất cả được kết hợp tinh tế tạo nên hương vị riêng không thể lẫn lộn.


Nổi tiếng bậc nhất của phở Nam Định có lẽ đó là phở bò gia truyền nhà họ Cồ. Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy các quán phở bò đề biển phở bò Nam Định hay phở bò họ Cồ ở khắp rất nhiều trên đường phố Hà Nội.

Với tốc độ phát triển hiện nay có nhiều thương hiệu phở khác nhau cũng rất thành công nhưng đặc sản vùng miền mổi thương hiệu có nhưng bí quyết riêng khiến món phở Nam Định không thể lẫn lộn vào những món khác được. Dù có qua bao đời qua bao thế hệ thì bát phở Nam Định vẫn trong vắt nước dùng, bốc khói thơm lừng khiến say đắm bao lòng thực khách phương xa

Bánh đa cua Hải Phòng đặc sản không thể quên

Đây là món ăn đặc sản dân dã ngon nổi tiếng của người dân Hải Phòng. Bánh đa cua Hải Phòng chắc chắn phải là bánh đa đỏ ăn kèm với gạch cua, chả lá lốt, rau muống, hành lá, cà chua. Có quán còn thêm cả mọc viên, chả cá, tôm và rau rút nữa. Nhìn bát bánh bánh đa cua Hải Phòng đủ sắc, nếm thứ nước riêu ngọt thanh và từ từ thưởng thức, bạn sẽ hiểu tại sao bánh đa cua lại là đặc sản nức tiếng của thành phố hoa phượng đỏ.
Bạn có thể ghé quán An Biên tại Triệu Việt Vương hoặc Tập thể Đại học Y để thưởng thức bánh đa cua Hải Phòng chính hiệu .
Sẽ là rất thiếu sót cho mọi người nếu chưa có dịp thưởng thức món ngon đặc sản này.. hay cùng chúng tôi những người lưu giữ đặc sản vùng miền quê cho các thế hệ mai sau. Đặc sản ngon và nổi tiếng.

Phở chua Lạng Sơn thơm nứt lòng người

Đặc sản xứ Lạng này có hương vị vô cùng hấp dẫn, được chế biến cầu kỳ với phần khô và phần nước. Phần khô của món phở chua gồm nhiều thứ: bánh phở, thịt xá xíu, lạc, hành khô, khoai lang hoặc khoai môn, dưa chuột, rau thơm… Phần nước là nước sốt sánh đặc chua chua thơm dịu làm từ nhiều loại gia vị khác nhau, đặc biệt là loại dấm đường làm từ quả chuối tây chín – thứ dấm rất riêng của Lạng Sơn.
Trộn đều các nguyên liệu, gắp miếng phở chua, nhẩn nha thưởng thức vị giòn, bùi của khoai, lạc, vị ngậy của thịt xá xíu, cay của ớt, lại man mát của miếng dưa chuột, bạn sẽ thấy món ăn này vô cùng hấp dẫn. Tại Hà Nội, bạn có thể tới Đội Cấn và ngõ Nhà Chung để thưởng thức món ngon xứ Lạng.

Bánh hỏi ! món ngon đặc sắc Bình Định

Tất cả những làng quê Bình Định khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Bánh hỏi bình định làm bằng bột gạo, mà phải là gạo cũ mới ngon. Sau một đêm ngâm cho mềm, gạo được đem xay thành bột. Người làm bánh sẽ nhồi bột thành những “vặn” lớn, sau đó cho vào khuôn nhôm. Khuôn nhôm hình trụ, đáy có đục nhiều lỗ nhỏ. Khi ép, bột sẽ theo lỗ đổ ra thành sợi bánh. Người vắt bánh sẽ trải đều sợi bánh trên những tấm nan tre hình chữ nhật rồi đem hấp chín.

Bánh hỏi, đặc sản của vùng Bình Định

Đặt sản món bánh hỏi Bình Định

Không giống như bún, cũng không giống bánh cuốn. Bánh hỏi Bình Định mang hương rất lạ của đất võ Bình Định, là món ăn truyền thống ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Người dân Bình Định có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối bằng bánh hỏi để trừ cơm...

Các vùng quê làm bánh hỏi chuyên nghiệp như Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước một ngày có thể tiêu thụ cả trăm ký bánh hỏi. Bánh được xếp vào giỏ tre có lót lá chuối nhưng không được dậy kín vì sẽ khiến bánh mau chua, ôi thiu. Cũng như bún, bánh hỏi không kén món ăn kèm. Nếu muốn đơn giản, có thêm chan mắm chanh ớt hoặc mắm cái vào rồi ăn liền. Nhưng thường thì người ta ăn bánh hỏi kèm thịt heo luộc cuốn bánh tráng với dưa leo thái mỏng. Cầu kỳ hơn, bạn có thể vào nhà hàng chuyên phục vụ món bánh hỏi ở thị trấn Phù Mỹ. Nơi đây có hơn 10 món để bạn chọn lựa: bánh hỏi chả giò, bánh hỏi lòng heo, bánh hỏi thịt nướng, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi bò lụi, bánh hỏi gà lụi... Xem ra thì món bình dân nào vào nhà hàng cũng trở nên “đặc sản” hấp dẫn và phong phú.

Ăn bánh hỏi mà không có lá hẹ thì coi như mất ngon. Lá hẹ sau khi thái nhỏ, xào qua dầu ăn cho thơm phết lên từng tấm bánh trước khi ăn. Hương vị chính của món bánh hỏi là do lá hẹ khử dầu tạo nên, vừa thơm vừa bùi mà không cần đến bất kỳ thứ rau thơm nào ăn kèm.
Món bánh hỏi, thịt heo luộc, rau sống cùng cuộn chung với bánh tráng mỏng đã nhúng nước rồi chấm mắm nêm là món ăn khoái khẩu của người dân Bình Định. Đây không phải là món bánh dùng nóng nên bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào tùy thích.

Bạn đến thăm, du lịch trên đất võ Bình Định mà chưa thưởng thức bánh hỏi, nem chua hay bánh tráng nước dừa Tam Quan với các món ngon thì ra về không đành lòng, muốn biết ngon, phải thử.

Thơm giòn bánh Căn Phan Rang

Tới chợ Phan Rang, ai cũng chỉ cho du khách tới hàng bánh của cô Hiền ở khu ẩm thực, nơi tập trung cơ man các hàng, quán bán những món ngon đúng chất đặc sản thôn quê của vùng đất này như bánh canh chả cá, gỏi cuốn...


Hàng bánh căn Phan Rang cô Hiền khá đơn giản với hai chiếc bàn dài, vài chếc ghế gỗ. Ấn tượng nhất là hai lò đổ bánh căn, mỗi lò khoảng 9 khuôn bánh với nét đắp tay, với màu gốm chỉ thoáng nhìn đã nhận ra được làm nên từ những bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Chăm làng gốm Bàu Trúc. Cái hay của loại bánh này là dù hiện diện khắp các tỉnh thành, nhưng nếu không được nướng chín trong những lò bằng gốm của làng này thì không thể có được hương thơm, độ nở, cái cháy sém đặc trưng.

Khác với nhiều món ngon miền trung khác như bánh khọt nhiều dầu mỡ, khuôn bánh căn chỉ được tráng sơ qua một lớp dầu, rồi đổ khoảng 1/3 bột, sau đó gia giảm các loại nhân mà khách yêu cầu như trứng, thịt, tôm, mực… Nguyên tắc chung là cả nhân và bánh không được đầy quá nửa khuôn (để dành không gian cho bột nở). Để bánh giòn hơn, nguời ta thuờng thêm một ít cơm nguội khi xay. Riêng hàng cô Hiền, ngoài hai nguyên liệu này, còn gia giảm thêm một ít đậu xanh cà vỏ nên vỏ bánh giòn hơn, bột bánh cũng thơm hơn, béo hơn.

Sau vài phút, mùi bánh chín thơm nồng trong khi từng chiếc khuôn được mở nắp. Cô Hiền dùng chiếc cây nhỏ có đầu nhọn lấy bánh khỏi khuôn, nhúng vào tô mỡ hành để ướp thêm cái béo, cái thơm cũng như để điểm xuyết thêm màu xanh của vài cọng hành hoa, để bánh hấp dẫn hơn, ngậy hơn.

Có thể nói không có loại bánh nào của miền Trung có nhiều loại nước chấm như bánh căn. Đầu tiên là chén nước mắm chua ngọt, kế đến là nước mắm cá cơm nguyên chất, rồi nước cá kho đậm đà với những khối cá thái vuông. Nhiều loại nước chấm, nhưng nếu bạn không yêu cầu và là khách du lịch, cô chủ quán sẽ chỉ dọn ra nước nước mắm chua ngọt, vì sợ bạn ăn không quen miệng các loại nước chấm khác.

Bánh căn khá nhỏ nên khi dọn thường được úp thành cặp. Khi ăn, có người thích tách riêng từng cái, có người để nguyên một cặp bỏ vào chén, chan xâm xấp nước chấm, thêm ít xoài xanh bằm nhỏ, vừa ăn bánh, vừa húp nước. Cái giòn nhẹ của vỏ bánh, cái mềm mịn của lớp bột bên trong, cái béo của trứng, cái ngọt của những con tôm, cái giòn của những lát mực hoà quyện cùng mùi thơm, cái cay nhẹ của nước chấm, vị chua của xoài xanh, ngon đến không muốn dừng hay ngơi nghỉ.

Mỗi chiếc bánh căn Phan Rang chấm vào mỗi loại nước chấm khác nhau cũng mang đến những trải nghiệm khác nhau. Mùi thơm nhẹ của nước mắm chua ngọt dễ ăn nhưng cũng vì vậy mà hương thơm, vị ngon của bánh không đậm đà như khi kết hợp với chén mắm cá cơm nguyên chất, cũng không nồng vị biển như khi kết hợp với nước và những miếng cá kho bùi, béo.

Bánh căn càng ăn càng ngon, nhưng tôi và cô bạn đi cùng quyết tạm dừng thú vui để sang hành bánh canh chả cá, được đánh giá là ngon nhất chợ để thưởng thức món đặc sản thứ hai của vùng đất này.

Tô bánh canh trong veo với những sợi bánh thanh mảnh, điểm thêm màu vàng đậm của chả cá chiên, vàng nhẹ của chả cá hấp, vài cọng hành ngò nhìn đã thấy ngon mắt. Khi ăn càng thấy ngon lạ với nước dùng thơm ngọt vị cá, với những cọng bánh khi cắn có vẻ hơi dai, song lúc nhai lại có cảm giác mềm mịn, hơi xốp, khiến tôi và cô bạn đi cùng phải múc hẳn một muỗng lên săm soi để trả lời cho thắc mắc: sợi bánh rỗng hay đặc ruột. Tất nhiên là đặc ruột nhưng như thế cũng có thể thấy cái ngon của loại đặc sản này. Cả cái dai nhẹ của chả cá chiên, cái ngọt lạ của chả cá hấp khi chấm vào chén nước mắm Phan Rang nguyên chất, dằm thêm vài quả ớt xanh trong cái lạnh của thành phố nắng gió này ngon đến mức truớc khi rời khỏi quầy, trong túi quà mang về của của hai chúng tôi đã nặng thêm vài ký chả.

Tré - Món ngon đặc sản miền Trung


Tré là món ăn nổi tiếng của người dân các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định. Mỗi miền có cách làm tré khác nhau, nhưng nguyên liệu chính vẫn là: thịt tai, mũi heo (thêm chút bì), riềng, tỏi, thính gạo,lá ổi, và rơm khô để ủ.
Để làm tré đặt sản miền Trung, đầu tiên người ta sẽ luộc thịt chín, vớt ra để ráo nước rồi thái chỉ. Riềng, tỏi thái mỏng, trộn đều hỗn hợp thịt + riềng + tỏi + thính gạo giã nhỏ. Nêm gia vị muối, tiêu cho vừa miệng ăn. Sau đó lót một lớp lá ổi bên ngoài trước khi cho thịt vào trong gói lại. Tiếp tục dùng một lớp lá chuối khô hay lớp rơm khô lót bên ngoài rồi cột lại thành bó cho thật chặt (cách làm này dân gian gọi là ủ tré). Tré được ủ và để nơi thoáng mát, sau 2 – 3 ngày sẽ chín, các gia vị thấm vào thịt tạo nên một mùi thơm đặc trưng, cọng với vị riềng, tỏi lên men thơm ngon.

Khi ăn người ta sẽ lột tré ra, dùng đũa đánh tơi các miếng thịt. Tré được ăn kèm với bánh tráng cuốn, rau sống (rau thơm, dưa leo, chuối chát…), đồ chua (đu đủ, cà rốt thái sợi, củ kiệu…) chấm nước chấm chua ngọt, hay nước sốt tương ớt.
Vào những dịp vui, hay lễ Tết, tré thường được dọn làm món khai vị. một trong những món khai vị ngon vùng đặc sản thôn quê. Nếu đã từng ăn tré, hẳn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm, bùi, béo, ngọt không thể lẫn vào đâu được của món ngon, đặc sản nổi tiếng của miền Trung này.

Gỏi da cá Bình Định

Nguyên liệu (2 người ăn): 1 củ càrốt, 1/2 củ hành tây, rau thơm, 6 miếng da cá (da cá nhám), 1/4 trái thơm.

Cách làm món gỏi da cá:

Nước chấm: gừng giã nhuyễn, 1 trái ớt đỏ, 1 muỗng càphê đường, 2 muỗng càphê nước mắm.

Cà rốt xắt sợi, hành tây xắt khoanh tròn, thơm xắt lá mỏng. Pha 5 muỗng càphê giấm + 2 muỗng đường, cho cà rốt, hành tây vào ngâm trong khoảng 3 phút, vớt ra để ráo.

Da cá chiên vàng giống như chiên bánh phồng tôm. Trộn càrốt + hành tây + da cá + thơm + rau thơm.

Cơm gà xứ Nẫu

Thưởng thức cơm gà xứ nẫu Bình Định

Bình Định vùng đất nỗi tiếng với những môn võ bí truyền, và một nổi danh với anh em nhà Quang Trung. Không những có truyền thống đánh giặc, đất Bình Định còn được biết với những món ngon đặt sản nức lòng các  bạn gần xa với những nguyên liệu và cách chế biến vô cùng đơn giản nhưng cái ngon của món ăn chính là nguồn nguyên liệu và cái hồn của địa phương vào trong nghệ thuật ẩm thực.

Cơm gà xứ nẫu.. món ngon không thể nào quên

Nguyên liệu (4 người ăn): 1/2kg gạo, 1/2 con gà ta, 1 củ nghệ, 2 củ tỏi, 2 củ hành tây, rau răm, chanh, đường, tiêu, muối.

Cách làm cơm gà xứ Nẫu:

Luộc gà, vớt ra để nguội. Gạo ngâm khoảng 40 phút, vớt ra để ráo, băm nghệ nhuyễn, trộn với gạo + 2 muỗng hạt nêm, trộn đều. Tỏi băm nhuyễn, phi thơm, đổ gạo vô xào cho trong hạt gạo, lấy nước luộc gà đổ vô nấu cho gạo vừa đủ chín thành cơm.
Cũng là cơm nhưng cách làm và các thành phần nguyên liệu không giống như món cơm tấm Sài Gòn của người miền nam, cơm gà xứ Nẫu được làm và chế biến với phong cách đơn giản và độc đáo
Xé gà, hành tây bào mỏng, trộn chung với 4 muỗng càphê đường + 2 muỗng càphê muối + 2 trái chanh + 2 muỗng tiêu.