Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Mực ngào tỏi ớt, đặt sản Qui Nhơn Bình Định

Chắn chắc cũng từng biết đến món đặc sản có tên gọi là mực ngào ớt tỏi - một trong những món ăn ngon của vùng biển Quy Nhơn. Những con khô mực ngào ớt óng ánh đầy hấp dẫn cho những cuộc nhâm nhi. Khô mực ngào ớt có vị cay cay của ớt tương, chút vị mặn, chút vị ngọt của mực, đảm bảo thực khách ăn vào sẽ nhớ mãi hương vị rất độc đáo của món này.

Ai đã từng ghé thăm Quy Nhơn chắc hẳn đã từng được ăn khô mực ngào. Những con khô mực ngào ớt óng ả hấp dẫn cho những buổi nhâm nhi vào những ngày mưa ở TP.HCM. Khô mực có vị cay cay, chút mặn, chút vị ngọt của mực, đảm bảo ăn sẽ nhớ mãi!

- Mực ngào tỏi ớt là tặng phẩm được người dân miền biển rất ưa chuộng. Từ những con mực tươi sống được chọn lọc cẩn thận, đảm bảo kích cỡ phù hợp. Qua sơ chế, mực được tẩm ướp nhiều gia vị tổng hợp mang đậm hương vị miền duyên hải. Đặc biệt, thực khách sẽ bị kích thích bởi vị ngọt hấp dẫn trong từng thớ thịt của mực ngay lần thử đầu tiên.

- Khô mực ngào ớt, hay gọi tắt là "mực ngào", là một món ăn đặc sản của vùng biển. Mực ngào là món ăn tuyệt vời cho những cuộc nhâm nhi khi bạn trò chuyện cùng người thân, bạn bè. Khô mực ngào ớt có vị cay cay của tương ớt, chút mặn mặn và vị ngọt của mạch nha, đảm bảo người thưởng thức sẽ nhớ mãi hương vị rất độc đáo của món ăn này.

- Mực ngào tỏi ớt qua quy trình xử lý và sấy khô để sản phẩm được gọn nhẹ, bảo quản được lâu hơn, nhưng vẫn đảm bảo được thành phần dinh dưỡng và những tính chất đặc trưng vốn có của mực: màu sắc, độ ngon, cũng như hàm lượng đạm khi sử dụng.

-  Mực ngào tỏi ớt là sản phẩm gia truyền, được làm từ mực khô lại được nướng rồi đem ngào ớt nên thời gian bảo quản rất lâu, không sử dụng chất bảo quản.

Mực ngào tỏi ớt là sản phẩm dùng được ngay, không cần chế biến thêm, có rượu bầu đá hoặc bia vào sẽ tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà của sản phẩm.
 là sản phẩm ăn vặt, quà tặng vô cùng đậm đà bản sắt của vùng biển miền trung cho mọi người.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Đặc sản chả cá Nha Trang đặc sản biển miền Trung

Nha Trang vùng biển đầy nắng và gió với nhiều khung cảnh đẹp và có nhiều đặc sản món ngon nổi tiếng. Đặc sản miền trung nói chung, vùng Nha Trang nói riêng luôn luôn có một nét riêng và đặc thù về các loại đặc sản biển.
Chả cá Nha Trang đặc sản nổi tiếng của miền Trung
Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon vì làm từ cá tươi. Miếng chả cá chiên vàng, thơm phức khiến khách ăn rồi vẫn thèm. Khi làm chả, người ta thường dùng cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ... nhưng ngon nhất là chả cá nhồng hương, giờ rất hiếm. Chả cá thường hấp hay chiên (chiên thơm hơn nhưng hấp lại ngọt). Dù chiên hay hấp, chả luôn có đặc trưng là dai, mềm và ngọt vị cá, càng đậm đà hơn nếu chấm một chút nước mắm ớt tỏi đặc.

Làm chả cá đơn giản, chỉ nhọc công ở khâu giã cá. Cá tươi nạo lấy thịt cùng hành, tỏi, tiêu, gia vị bỏ vào cối quết thật nhuyễn, càng nhuyễn càng dai. Nếu là chả cá hấp thì có thể cho thêm mỡ khổ xắt hột lựu, ít nấm mèo thái nhuyễn, hấp đến khi gần chín, đập thêm một quả trứng cho bề mặt có màu vàng. Chả cá có khi không bắt thành dề mà vo viên tròn hay dài rồi chiên.

Chả cá Nha Trang là nguyên liệu chính của món bánh canh, bún cá hay mì Quảng. Cá sau khi đã lóc thịt, lấy đầu, xương nấu nước lèo cho ngọt.Tiệm bánh canh Loan ở đường Ngô Gia Tự lúc nào cũng đông khách, một phần do chả cá ngon, phần khác vì các gia vị kèm theo như mắm ớt, mắm tôm tùy theo khách ăn bánh canh hay bún cá mà nhà hàng nêm nếm.

Một loạt hàng bánh canh cá thu ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cũng luôn tấp nập làm thành thương hiệu cho con đường này. Hàng bánh canh khác ở đường Trần Thị Tính, tuy xa khu trung tâm, nhưng thực khách cũng đợi lớp trong lớp ngoài.Nha Trang còn thêm một món bán kèm chả cá nữa là bánh mì. Bánh mì Nha Trang đặc và giòn chứ không xốp xộp như ở Sài Gòn. Ổ bánh nóng mới ra lò giòn rụm, cùng với vị thơm, ngọt và cay của chả cá ăn thật đã.

Bạn nên mua đặc sản quê này qua giới thiệu của người quen hoặc tại các địa chỉ có tiếng như chả cá Năm Beo

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Thịt lợn hun khói treo gác bếp đặc sản của vùng cao Hà Giang

Đặc sản Hà Giang - vùng núi cao đồng văn nổi tiếng với các món rừng, dân dã và đậm chất truyền thống xa xưa, nếu được một lần đến đó chắc hẳn quý vị được rất nhiều lời mời thưởng thức những món ngon vật lạ nơi cao nguyên đá nổi tiếng này.
Lợn hun khói treo gác bếp, món ngon độc đáo của người miền núi.
Một cách chế biến thịt lợn độc đáo của người vùng cao là thịt treo gác bếp. Món ăn này có thể để dành cho cả năm. Món này cũng làm người ta dễ liên tưởng đến một món ăn rất hiện đại của Phương tây đó là món thịt lợn hun khói. Tuy nhiên để chế biến thành công thịt lợn gác bếp đòi hỏi sự kỹ lưỡng và những kinh nghiệm mà chỉ có đồng bào nơi đây mới biết. Thường món thịt rất khó bảo quản, dễ ôi thiu. Thế nhưng đồng bào nơi đây bằng những công cụ thô sơ, không máy móc hiện đại lại có thể giữ được mùi vị của thịt trong suốt một năm. Lạ kỳ hơn nữa theo đồng bào lợn càng treo gác bếp lâu càng ngon. Điều này chính là nét độc đáo, khó hiểu trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.

Đúng như tên gọi, chế biến thịt để treo gác bếp rất đơn giản. Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt lên nia xát muối, bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp. Quá trình hun khói thịt đòi hỏi phải liên tục, công phu và cả sự khéo léo cộng với vốn kinh nghiệm tích lũy lâu năm. Chính vì thế vào dịp Tết nếu có dịp đến vùng núi cao nơi đây bạn sẽ được chứng kiến bếp cả làng đỏ lửa, khói bếp hòa với sương núi lơ lửng khắp mọi nẻo đường tạo lên một khung cảnh mờ ảo như cõi thần tiên.

Ngoài việc sấy lửa, để cho thịt thơm, ngon, đồng bào còn lấy bã mía và ngải cứu rừng hun thịt. Những khổ thịt treo trên gác bếp được ướp rượu, gia vị, “ăn khói” cứ khô dần. Khi lớp da, thịt nạc chuyển sang màu bồ hóng, lớp mỡ chuyển sang màu trong là có thể yên tâm để ăn dần trong cả năm mà không lo thịt bị mất chất. Đến ngày Tết hay khi nhà có việc chỉ cần nhắc thịt xuống, bỏ vào chảo nước đun sôi cùng một nắm gạo nhỏ, mang ra rửa sạch rồi chế biến thành những món ăn khác nhau. Lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải nhưng ngon nhất vẫn là xào với rau rừng và giá đậu tương. Thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ. Cũng là món rau xào thịt nhưng với cách làm riêng của đồng bào nơi đây món ăn như mang một màu sắc, linh hồn khác khó diễn tả, chỉ biết nó rất ngon, lạ miệng mà không giống với bất kỳ món ăn nào khác.
Đối với một số đồng bào các dân tộc vùng cao, thịt lợn treo gác bếp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong không khí vui xuân với tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi bên chén rượu nồng có đĩa thịt xào rau rừng mọi người như gần nhau hơn, mùa xuân và núi rừng cũng như ấm áp hơn...