Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Gà nướng đất sét đặc sản của Miền Tây

hướng dẫn nấu ăn

Thưởng thức món đặc sản Gà Nướng đất sét của người dân Miền Tây

Bánh bèo bì chợ Búng... đặc sản số 1 BÌnh Dương

Nhắc đến món bánh bèo bì chợ Búng, người Sài Gòn thế hệ trước hay nhớ về những ngày cuối tuần rong ruổi về Lái Thiêu để thưởng thức món ngon độc đáo này. Ngoài ra, với những vườn cây râm mát cùng nhiều đặc sản trái cây tươi ngon, Lái Thiêu cũng từng một thời là điểm hẹn lý tượng của những nhóm bạn từ Sài Gòn.
Bánh bèo bì Bình Dương
Ở chợ Búng (Búng là một địa danh của xã An Thạnh, Thuận An - Bình Dương) có hai quán bánh bèo bì rất nổi tiếng là Mỹ Liên và Ngọc Hương. Quán Mỹ Liên tuy hơi xa hơn một chút so với Ngọc Hương (ở sát trong chợ) nhưng vẫn được ưa chuộng hơn nhờ lịch sử lâu đời cùng hương vị hấp dẫn. Nến biết rằng cô chủ quán đã ngoài 60 chính là cháu ngoại của người sáng lập ra thương hiệu này, nhẩm tính nhanh cũng có thể đoán được tuổi đời của món ngon phải ngoài 100. Khởi thủy từ một gánh hàng rong bên vệ đường, khách phải ngồi chồm hổm để ăn, dần dần kê bàn bán trong sân, rồi mới từ từ vào nhà trệt, và cho đến nay thì khách được ngồi hẳn trong một căn nhà khang trang có nhiều lầu.

Đắc số 1 BÌnh Dương

Nói về món bánh bèo bì, chắc chắn 3 thành phần quan trọng nhất phải là bánh bèo, bì và nước mắm. Thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng cách chế biến hết sức cầu kỳ.

Đầu tiên là công đoạn đổ bánh bèo. Ngày trước người Bình Dương thường đổ trong chén (như thường thấy trong bánh bèo Huế). Quá trình này là cả một nghệ thuật, khi tay đổ dứt giọt bột cuối cùng thì phải vừa ngám miệng chén. Có vậy thành phẩm sau khi hấp xong miếng bánh bèo mới đẹp. Bột gạo để làm bánh cũng cầu kỳ không kém: gạo được ngâm qua đêm, rồi đổ cho ráo nước cho đến khi nào không còn mùi chua (cám gạo lên men khi gặp nước), xay nhuyễn rồi hòa với nước thành bột nước. Ngày nay áp dụng nhiều công nghệ mới nên việc đổ bánh cũng đơn giản đi bội phần.
Bên cạnh miếng bánh bèo ngon thì bì và nước mắm cũng quan trọng không kém. Bì là hỗn hợp thịt heo xắt mỏng, bì heo ram xắt mỏng từng sợi trộn thính gạo, thêm gia vị là tỏi và bột canh. Theo chia sẻ của chủ quán thì với thịt heo phải lựa loại thịt đùi ngon bọc da chung quanh, ram đến gần vàng. Còn nước dừa thì cho vào nồi để lửa riu riu cho ngấm vào thịt thì mới thơm. Tỏi để trộn chung phải nồng và thơm, thính cũng vậy (vì không thơm là thính cũ, trộn vào sẽ làm giảm hương vị của bì). Nước mắm ăn kèm là hỗn hợp nước mắm ngon nhiều đạm pha loãng cùng nước thắng kiệu. Cũng loại nước mắm này khi ăn với bún bì cũng khá ngon. Quán còn có thêm món chả giò, ăn riêng hoặc ăn với bún cũng rất ngon. Miếng chả giò giòn rụm, kẹp thêm chút rau sống rồi nhanh chóng tan vào miệng cùng với loại nước mắm đặc biệt trên. "Trăm năm cho một hương vị", quả không hữu danh chút nào.

Từng miếng bánh bèo với bột đậu xanh ở trên, quết thêm chút mỡ hành rồi phủ bì lên... chỉ đơn giản là vậy sao có thể cuốn hút bao nhiêu thế hệ thực khách? Vị ngon, hay là ký ức đẹp của những ngày cuối tuần rong ruổi về vườn trái cây Lái Thiêu, tận hưởng cái trong lành của một vùng đất yên bình...

Thưởng thức bánh đúc lá dứa đặc sản Cần Thơ

Về miền nam thưởng thức những món ăn đặc sản của người miền Tây Nam Bộ là một trong những đam mê của nhiều người đam mê du lịch. Đặc sản miền tây có nhiều món rất ngon và dân dã gắn liền với hình ảnh sông nước ở địa phương. Đặc sản quê hôm nay giới thiệu cho anh chị một món ăn tuyệt với một đặc sản của đất Cần Thơ là món Bánh đúc lá dứa.
Bánh đúc lá dứa đặc sản của Cần Thơ

Đặc sản bánh đúc lá dứa Cần Thơ

Món bánh đúc lá dứa không có gì phức tạp. Nguyên liệu làm bánh toàn từ những sản vật quê nhà. Chỉ cần gạo ngon, lá dứa, dừa nạo, đường, đậu phộng là có thể làm được món bánh đúc thơm ngon. 

Cách làm bánh đúc lá dứa

Cách làm bánh cũng khá đơn giản. Gạo được ngâm kĩ trước khi cho vào cối, xay thành bột. Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước. Sau đó, đổ bột gạo và nước lá dứa vào nồi nấu sôi. Bí quyết để có một nồi bánh đúc ngon là khi nấu, phải chú ý canh lửa và khuấy thật đều tay.

Nếu muốn tăng độ dai của bánh đúc thì bỏ thêm chút nước tro tàu. Bánh đúc được ăn kèm với hai thứ nước chan. Dừa khô nạo vắt lấy nước, bỏ thêm chút bột năng, thắng lên thành nước cốt dừa. Nước đường cũng được thắng cho kẹo lại. Kèm theo là đậu phộng rang giã nhỏ để rắc lên trên bánh.
Đặc sản bánh đúc lá dứa được coi là thứ quà vặt, thường không kén người ăn. Nếm một miếng bánh, người ăn sẽ cảm thấy độ dai của bánh quyện với vị béo của nước cốt, vị ngọt của đường, vị bùi bùi của đậu phộng cộng với mùi thơm thoang thoảng toả ra từ lá dứa. Nhiều người quan niệm khi đến miền Tây phải nếm qua bánh đúc lá dứa chan nước cốt dừa.

Không khó để hiểu vì sao bánh đúc lại hấp dẫn người ăn đến vậy. Bánh đúc là thứ đặc sản thôn quê, nó ẩn chứa nét tinh tế trong ẩm thực và cả cái tình của người dân xứ đồng bằng.

Mẹo hay để luộc rau luôn xanh tươi không dập nát

Mẹo vặt hàng ngày chia sẽ những mẹo vặt hay và cực kỳ hữu ích cho công việc nội trợ của gia đình bạn. Mẹo hay để luột rau luôn tươi xanh không bị dập, nát không bị mềm nhũn thâm đen...

Làm thế nào để rau luộc luôn xanh? Vài mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn có đĩa rau luộc xanh, hấp dẫn và ngọt ngon.


Cách luột rau luôn tươi xanh
Nhiều bà nội trợ thường lúng túng không biết phải làm thế nào để luột rau luôn tươi xanh. xử lí thế nào với dĩa rau luộc vừa mới vớt ra xanh mướt, nhưng chỉ cần để một lúc là rau ngả màu, trông chẳng còn ngon lành gì nữa. Bạn có thể giải quyết tình trạng này với những cách sau:
Làm lạnh rau ngay khi luộc xong
Ngay khi vừa vớt rau ra khỏi nồi luộc, hãy cho rau vào ngay thố nước lọc, có vài viên đá lạnh nhỏ trong đó. Sau đó, phải đảm bảo là rau đã nguội hoàn toàn mới vớt ra, để ráo, xếp vào dĩa. Cách này giúp rau của bạn xanh trong nhiều giờ. Nếu muốn rau luộc giòn thì cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào dùng thì mới mang ra.
Hãy đợi nước thật sôi và vắt thêm chanh
Với một số loại rau như súp lơ, cà rốt muốn giữ màu sắc tươi sáng, bạn chỉ cần đợi nước thật sôi, vắt thêm vài giọt chanh, hay cho vào một muỗng giấm. Làm như thế không những rau giữ được màu sắc mà còn giữ được hương vị ban đầu.
Dầu ăn cũng giúp rau luộc xanh hơn
Để không tốn thời gian với cách làm ở trên, bạn có thể cho một muỗng dầu ăn vào nồi nước luộc trước khi vớt rau ra. Nhờ lớp dầu ăn bên ngoài, rau của bạn sẽ xanh và bóng hơn.

Mẹo hay xử lý món ăn khi nêm quá mặn

Món ăn bị mặn do đã lỡ tay nêm quá nhiều muối là tình huống thường gặp đối với các bà nội trợ. Làm thế nào để món ăn đỡ mặn và dễ ăn hơn? Mẹo vặt hay chia sẽ cho mọi người cách để cứu những món ngon khi lỡ tay nêm quá mặn..
Món ăn bị mặn do đã lỡ tay nêm quá nhiều muối là tình huống thường gặp đối với các bà nội trợ. Làm thế nào để món ăn đỡ mặn và dễ ăn hơn?
Thêm chú thích

Chanh tươi giảm độ mặn của món ăn

1 Dùng nước chanh tươi
Cho thêm một ít nước chanh tươi vào món ăn giúp làm giảm bớt muối. Đây là một trong những cách loại bớt muối mà không làm hỏng mùi vị của món ăn.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý là chỉ được cho nước chanh vào những món ăn không sử dụng các sản phẩm từ sữa. Tính a-xít của chanh sẽ khiến những thành phần có nguồn gốc từ sữa bị kết tủa.

2. Dùng đường hoặc mật ong
Một ít đường hoặc mật ong cũng là biện pháp giúp bạn “cứu” món ăn đang bị mặn do có quá nhiều muối. Độ ngọt của đường và mật ong sẽ trung hòa, làm giảm bớt vị mặn.

3. Dùng sữa chua nguyên chất hoặc cà chua
Việc tăng cường thêm độ chua cho món ăn bằng cách sử dụng sữa chua nguyên chất hoặc cà chua sẽ làm cho vị của món ăn dịu lại, ít mặn hơn lúc ban đầu. Cách này đặc biệt phù hợp với các món ăn có thành phần từ sữa như phomai, kem tươi... bởi chúng không chỉ giúp món ăn bớt mặn mà còn ngon miệng hơn nữa!

4. Dùng khoai tây sống

Để “cứu nguy” cho món ăn bị mặn, bạn có thể gọt vỏ một củ khoai tây sống, thái thành những lát to và cho vào món ăn. Ngâm khoai tây trong món ăn đã nấu khoảng 10 phút. Khoai tây có khả năng hút bớt lượng muối. Lưu ý là không lấy khoai tây ra khỏi món ăn cho đến khi bạn dọn bữa nhé!
Phương pháp này rất thích hợp với các món hầm, súp và nước hầm xương.

Mẹo phân biệt dâu tây Việt và dâu tây Trung Quốc

Dâu tây có tên khoa học là Fragaria hay còn gọi là dâu đất, là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dâu tây Việt
Dâu tây có xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi như hiện nay. Loài này được (Weston) Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên năm vào 1788. Dâu tây được trồng lấy quả ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được rất nhiều người ưa chuộng.

Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này.

Dâu tây rất tốt cho sức khỏe và thường được dùng để làm món tráng miệng, sinh tố, làm bánh… vì thế nó được rất nhiều người mua để sử dụng. Nắm bắt được nhu cầu đó, một bộ phận người bán hàng đã lợi dụng thương hiệu dâu tây Đà Lạt để kiếm lời. Họ nhập dâu tây của Trung Quốc rồi quảng cáo thành dâu của Đà Lạt, sau đó bán với giá “cắt cổ” từ 20.000 – 25.000 đồng, thậm chí là 30.000 đồng/lạng.

Để phân biệt được hai giống dâu tây này, chị em cần lưu ý những đặc điểm sau:

Về hình dạng quả:
- Dâu tây Đà Lạt quả to, quả nhỏ không đồng đều, nhiều hình khối khác nhau, trong đó có loại quả còn hơi dài (giống từ Pháp về).

- Dâu tây Trung Quốc quả to khá đều nhau, rất đẹp.

Về kích thước quả:

- Quả vừa phải, không quá to trong khi đó dâu tây của Trung Quốc quả to và trội hơn hẳn.

Độ cứng:

- Dâu tây Đà Lạt mềm, vỏ không nhẵn và mịn còn dâu của Trung Quốc quả có độ cứng nhất định, vỏ mịn hơn.
Về màu sắc:


- Dâu tây Trung Quốc có màu sắc rất đỏ thậm như hàng nhuộm. Phần lá phủ trên cuống quả rất mướt, phủ đến hơn 1/3 trái dâu và có màu xanh đậm, và to, phủ lên thân quả khả nhiều.

- Dâu tây Đà Lạt quả sáng, màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ nhưng không đều nhau giữa các quả, phần gần cuống màu hơi trắng. Phần lá phủ trên cuống trái dâu Đà Lạt mỏng, ngắn và có màu xanh nhạt. Có loại dâu tây Đà Lạt được lấy giống từ Pháp về thì quả màu đỏ thậm hơn một chút (nhưng chưa thậm bằng dâu Trung Quốc) xong quả lại hơi dài so với bình thường. Phần lá phủ của giống dâu này rất bé, và nhọn (xem hình bên dưới).

Về mùi vị:

- Quả dâu tây Đà Lạt ăn mềm dai và chua thanh có mùi thơm rất đặc trưng.

- Dâu Trung Quốc khi ăn sẽ có cảm giác bở rõ rệt, không có vị ngọt và chua, có mùi thơm nhẹ...

Thịt quả:

- Dâu Đà Lạt có phần thịt quả màu đỏ nhạt xen lẫn màu trắng, còn dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm hơn, phần màu trắng bên trong rất ít.

Về thời gian bảo quản dâu tây:

- Đặc điểm này dễ phân biệt hơn cả bởi lẽ, dâu Đà Lạt gốc thường không sử dụng loại thuốc bảo quản nào, do đó không thể để được lâu, chỉ dùng trong 2,3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Còn nắng hanh thì một ngày dâu đã héo cuống và thâm.

- Trong khi đó thì dâu Trung Quốc để ở điều kiện bình thường (25 - 32 độ) thì 7 - 10 ngày vẫn còn tươi.

Để cho rõ hơn, chị em có thể quan sát hình ảnh so sánh bên dưới đây nhé:



Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc nhìn bên ngoài (Ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng)



Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc cắt lát (Ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng)
Dựa vào những đặc điểm phân biệt trên, chị em hãy lưu ý để khi đi mua dâu tây Đà Lạt cho chuẩn nhé!
Theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng

Mẹo hay để chiên khoai tây luôn vàng đều

Khoai tây chiên, khoai tây ngào đường là những món ăn nhanh rất phổ biến trong xã hội ngày nay, thậm chí đó là món khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ trong những lúc đi coi phim. Thông tin mẹo vặt hàng ngày sẽ hướng dẫn các bạn cách chiên khoai tây giòn, chín vàng thơm ngon mà không hề bị cháy.
Cách chiên khoai tây vàng đều

Cách chiên khoai tây giòn, vàng đều

Bí quyết để chiên khoai tây vàng đều

Cách 1

- Cắt khoai tây thành những mẫu nhỏ vừa ăn rồi ngâm vào nước lạnh. Sau đó vớt ra và tiếp tục ngâm trong nước lạnh đã pha muối trong khoảng 15 - 20 phút (dùng nước đá lạnh càng tốt) để làm sạch mủ, rồi vớt ra, để ráo nước

- Cho dầu vào chảo, đun vừa nóng và cho khoai vào chiên làm hai lần, lưu ý dầu phải ngập mặt khoai tây đêt chiên được vàng đều hơn.
- Chiên lần 1: Cho khoai tây vào chiên khoảng 7 - 10' đến khi hơi vàng rồi vớt ra, cho vào đĩa có lót giấy ăn (để giấy hút dầu mỡ), để nguội.

- Chiên lần 2: Sau khi khoai nguội, tiếp tục chiên lần 2 cho đến khi khoai có màu vàng sậm. Sau đó vớt khoai ra, tắt lửa, đổ hết dầu trong chảo ra, vẫn để chảo còn láng dầu, mở lửa lại lửa ở mức nhỏ nhất, tiếp tục cho khoai vào, xốc đều khoai trong 2 – 3 phút. Làm như thế khoai sẽ giòn rất lâu.

Cách 2
- Sau khi cắt khoai tây, và trước khi chiên khoai tây ta nên đem ngâm với hỗn hợp dấm và nước (10 - 30' phút tùy theo độ mỏng của khoai khi xắt). Lưu ý nước ngâm khoai chỉ cần có vị chua là được, không nên chua quá sẽ làm hỏng khoai. Vớt khoai ra sau đó để ráo, lau khô càng tốt. Rồi đem chiên.

Cách 3
- Trước khi rán khoai, nên luộc sơ qua với nước muối loãng. Cách này vừa tiết kiệm thời gian rán mà khoai tây sẽ rất giòn. Có thể cho thêm 1 ít bơ vào cùng dầu rán, khoai tây sẽ thơm ngon hơn.


Hãy like bài viết và chia sẽ thông tin này cho mọi người nếu bài viết có ích cho bạn và cho người thân....Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những mẹo hay hữu ích cho mọi người.

Mẹo hay để phân biệt trứng gà ta và gà công nghiệp

Trứng gà ta là món ăn thường dùng trong gia đình ngày nay. Tuy nhiên với sản phẩm ngoài thị trường đa số là gà công nghiệp vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là gà ta thật đâu là gà công nghiệp hãy cùng mẹo vặt hay tìm hiểu một số kinh nghiệm mẹo vặt hay để phân biệt đâu là trứng gà ta đâu là trứng gà công nghiệp nhá các mẹ. Hiện nay, không ít người tiêu dùng phản ảnh mua nhầm trứng gà ta giả. Theo những người nuôi gà đẻ lâu năm, có thể căn cứ vào một số đặc điểm để nhận biết đâu là trứng gà ta thật, đâu là trứng gà công nghiệp được tẩy trắng bằng hóa chất.

Thêm chú thích
Cách phân biệt trứng gà ta và gà công nghiệp
Những loại trứng dùng làm giả trứng gà ta có thể là trứng gà Ai Cập, một giống gà siêu đẻ, cho trứng khá giống với trứng gà ta cả về màu sắc lẫn kích cỡ. Hoặc, nguy hại hơn, nhiều người dùng trứng gà công nghiệp loại nhỏ, ngâm trong axit clohydric làm trắng vỏ để giả trứng gà ta. Giá trứng gà ta, dù nhỏ hơn nhưng giá thường cao hơn trứng gà công nghiệp từ 500 – 1.500đ/trứng. Người mua phải cảnh giác khi gặp những điểm bán trứng gà ta giá rẻ.

Ông Nguyễn Văn Vị, một người nuôi gà lâu năm ở ấp Đông Hòa, huyện Dĩ An (Bình Dương) phân tích: màu trắng đặc trưng của trứng gà ta có màu phớt hồng, nếu là trứng mới còn có cảm giác trứng có lớp phấn mỏng trên bề mặt, đưa lên soi trước ánh sáng, màu phớt hồng của trứng rõ ràng hơn. Bề mặt trứng nhẵn, bóng, trong khi trứng làm giả có các lỗ khí trên bề mặt lớn hơn. Dù nhỏ nhưng trứng gà ta cầm chắc tay chứ không có cảm giác mỏng manh, xốp như trứng gà công nghiệp được tẩy trắng.

Khi đập trứng ra, vỏ trứng gà tẩy trắng giả trứng gà ta thường giòn do lớp vỏ bị hóa chất bào mòn, lúc đập vỏ bị vỡ vụn, lớp màng dưới lớp vỏ yếu, dễ dàng bị bóc sạch khỏi vỏ. Có những quả trứng khi lắc nhẹ cũng cảm nhận được tiếng chuyển động trong trứng do lòng đỏ và trắng không còn bám vào vỏ.

Lòng trắng và lòng đỏ của trứng làm giả loãng và nhạt màu hơn, trái với màu trong suốt và độ sánh keo của trứng gà ta thật. Với những người nội trợ từng sử dụng trứng gà ta, khi đập trứng vào chén, đưa lên mũi ngửi sẽ thấy mùi tanh đặc trưng của trứng, còn nếu trứng gà nuôi công nghiệp tẩy trắng sẽ có mùi tựa mùi cám công nghiệp trong thức ăn của gà.

Hướng dẫn nấu bò kho thơm ngon

Hướng dẫn nấu thịt bò kho thơm ngon nhất. Bò kho là món ăn rất ngon và hợp khẩu vị của hầu hết mọi người và các vùng miền khác nhau. Các bạn trẻ muốn chuẩn bị cho mình một món tủ để thiết đãi bạn bè hay người đặc biệt thì hay đọc kỷ bài viết hướng dẫn nấu bò kho thơm ngon sau đây để có bí quyết riêng của mình nhá.
Bạn đã thưởng thức món bò kho chay của miền Nam chưa nếu bạn đã một lần thưởng thức thì sẽ muốn học cách làm ngay Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu bò kho chay nhé …

Cách nấu bò kho tộ đậm đà ngon cơm

Hướng dẫn nấu bò kho
Bạn đang phân vân không biết làm như thế nào để biết cách nấu bò kho ngon mà không kém phần hấp dẫn bò kho tộ là sẽ khiến cả nhà bạn thích thú.

Hướng dẫn món bắp bò kho sả, ớt cho ngày lạnh


Món bắp bò kho sả ớt này có vị ngọt của thịt bò vị cay cay thơm nồng của sả ớt chắc chắn sẽ khiến cho bữa ăn của gia đình bạn ngon miệng hơn …

- Thịt bò hay dùng để nấu bò kho là bò bắp (thịt dạng thỏi tròn dài hình thoi) nạm và gân. Tùy ý dùng cả nạc bò nếu thích.
- Thịt bắp cắt miếng vuông chừng 3cm. Thịt nạm tùy miếng thịt pha ra, cắt miếng nhỏ vừa đừng dày quá 1cm. Nếu có gân thì cắt thành miếng cỡ ngón tay cái.

- 300gr cà rốt, gọt vỏ, tỉa hoa, cắt dày khoảng 1,5cm
- 1 muỗng súp bột năng hoặc bột bắp
- 1 chén nước lọc.
- Gia vị : muối, hạt nêm, đường, nước mắm, hạt tiêu, ngũ vị hương, bột điều.
- Tỏi băm nhỏ, gừng thái sợi

Cách nấu bò kho ngon nhất

- Cho thịt vào một cái nồi vừa.
- Tẩm gia vị vừa phải (áp dụng cho 1kg thịt bò): 2 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê hạt nêm+ 1 muỗng súp tỏi băm, gừng thái sợi +1 thìa cà phê nước mắm.
+ 1/2 thìa cà phê hạt tiêu
+ 1 thìa cà phê đường để thịt qua 20 phút rồi mới cho thêm vào 15gr ngũ vị hương
+ 5 gr hột điều màu đỏ giã mịn thành bột.
- Trộn đều để qua 30 phút nữa.
- Pha 1 muỗng súp bột năng hoặc bột bắp với 1 chén nước lọc.

Bắc thịt lên bếp, cho vào 1 muỗng súp dầu ăn, xào nhỏ lửa cho thịt săn lại; cho vào với ít nước sôi vừa đủ sấp mặt thịt, hầm nhỏ lửa.
Hầm cho đến khi thịt mềm thì cho cà rốt vào, hầm đến lúc nào cà rốt mềm vừa ăn.
Châm vào từ từ ít nước bột, khuấy đều tay cho nước bò kho hơi sánh lên một chút là được, không làm cho sệt lại.

Cách nấu bò kho thì khá đa dạng, tùy theo sở thích cá nhân mà bạn có thể thay đổi các thành phần cho thích hợp. Bạn có thể chuẩn bị món này để ăn sáng hay dùng trong bữa ăn chính của gia đình đều được.

Bò kho là món ăn quen thuộc của người Việt, bạn có thể dùng để ăn sáng kèm với bánh mì hay mì gói đều tuyệt nhé!

Lời Khuyên và chú ý khi làm bò kho:

- Trong khi hầm thịt bò, châm thêm nước sôi sao cho đến khi hầm xong nước vẫn sấp mặt thịt là vừa.
- Nêm lại món bò kho với ít muối hoặc nêm riêng gia vị khi múc ra tô. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà nêm cho thích hợp.

Nhuq vậy thì mình đã hướng dẫn xong cho bạn cách nấu bò kho ngon mà dễ làm nhất rồi đấy, chúc bạn và người thân làm thành công món ăn này, để có bữa ăn ngon miệng.

Hướng dẫn làm bánh kem sinh nhật ngon và đẹp

Bánh Kem Sinh nhật luôn gắn liền với những dịp sinh nhật của mỗi người thường thì bạn sẽ đi đặt ở 1 cửa hàng làm Bánh Sinh Nhật nào đó. Tuy nhiên nếu bạn muốn tự tay làm cho mình hoặc người thân 1 chiếc bánh sinh nhật thật ý nghĩa thì có tham khảo 1 số cách làm bánh sinh nhật từ đơn giản tới phức tạp tại nhà với những dụng cụ có thể tự chế được. Hãy cùng chuyên mục hướng dẫn nấu ăn của đặc sản thôn quê sẽ chỉ và hướng dẫn cho chị em mình tự tay làm một chiếc bánh kem thật ngon và đẹp

Hướng dẫn làm bánh kem đơn giản nhất.

Thường thì trong các sách dậy nấu nướng người ta hay chỉ: tám trứng cho bánh lớn, bốn trứng cho bánh nhỏ, …. hai trứng cho bánh con, nhưng với người hay tính toán thì thông tin như vậy có vẻ không đầu óc đấy do đó ở đây sẽ dùng “đơn dzị”.

+ 1 quả trứng
+ 30g bột mì
+ 30g đường

(muốn to muốn nhỏ thì cứ nhân lên ….)

đường thì nếu có đường trắng: tốt, đường vàng: quí đó đường nâu: Ok còn đường … lộ thì sao? chắc là sách xe chạy chứ sao….


Cách làm bánh kem

- Đập trứng ra vô cái chậu + đường
- Đánh lên bằng mixer, nếu không có máy thì ráng dùng muscle mà đánh bằng đồ đánh giống như cái lò xo có bán ngoài chợ đó. Đánh lên cho nó nổi là được, nổi là sao chớ? là cầm cái đồ đánh lên mà trứng không chảy te te xuống, mà dính vào và “stay” trên cái đồ đánh trứng.

- Bỏ từ từ bột mì + “vờ ní là” thứ bột đó vô rồi quậy nhẹ nhẹ thôi cho tới khi bột hoà hết vô trứng là được. Ở đời có gì “wậy wá” mà chịu cho nổi.
- Đổ hợp chất vô khuôn đã có lót giấy để bánh không dính vô khuôn


- Bỏ vô lò nướng, “nghe” thấy mùi thơm thì đợi từ mười đến mười lăm phút tuỳ bánh lớn bánh nhỏ là được “gồi” Không có lò điện thì xài loại lò than cũng được gọi là “cái khó nó …ló cái khôn”… đó mà. Có thể thử bánh chín chưa bằng cách dùng một chiếc đũa, đâm vô cái bánh rồi rút đũa ra nếu bánh đã chín thì nó khô và không dính nhớp nháp vô cái đũa.
- Lấy ra bỏ lên dĩa cho nguội xuống. Ở đời (lại ở đời …) “nóng wá là hư chiện hết”
Nguyên liệu làm kem
+ Một lòng trắng trứng
+ 50g đường
+ 100g bơ

Cách làm kem

Bơ thì dùng loại “bơ lạt”, bơ lạt là sao? là không phải bơ mặn, unsalted butter, ngoài chợ Bến Thành hay Safeway có bán

- Bỏ đường vô nồi + nước, sấp sấp mặt đường thôi nấu lửa nhỏ thôi. Cho tới khi đường tan và hơi keo
lại là được. Keo lại là sao chớ? Thì dùng cái đũa, nhúng vô chất lỏng đó đưa lên mà nó không chảy te te xuống thì được, hay là dùng hai ngón tay, ahhhhh coi chừng nóng nha. nhấp nhấp thấy “kẹo kẹo” như tơ là được.


- Đổ cái chất lỏng khi mới đem xuống từ bếp (đang rất nóng) đó vô chậu đã có để lòng trắng rồi đánh mạnh và liên tục thế công mà đánh chứ không lùi… Đánh cho tới lúc kem đứng là được, đứng là sao? Trời ơi hỏi woài (theo cách thử của đánh bánh Ok)

- Bỏ bơ xắc nhỏ vô đánh tiếp, khi nào thấy hợp chất trở thành
mịn màng là được, cái gì mà mịn màng thì cũng … phê

- Trét kem bơ đó lên bánh,

Ahhh, vậy là các bạn đã có cái bánh kem sinh nhật đó còn muốn làm “khúc thông khúc gỗ” thì pha cà fê thiệc kẹo rồi trộn chung với kem bơ, thơm hết biết mà có mầu nâu nâu rồi trét lên cái bánh dùng khuôn hình cái khúc gỗ –> bánh Noel đây rồi.

Hướng dẫn nấu bún chả cá Hà Nội đúng chất Bắc

Đặc sản miền bắc có rất nhiều món ngon và qui trình chế biến cũng rất phức tạp. Đặc biệt là những món về đặc sản thì không phải ai cũng biết cách chế biến như thế nào cho đúng vị và đậm chất quê hương đặt sản của mình. Đặc sản quê hôm nay xin hướng dẫn đến anh chj em cách thức chế biến làm món bún chả cá Hà Nội.
 Cái món ăn của đất Bắc không hoàn toàn mới mẻ, nhưng quả là thiếu sót nếu không thử nó ít nhất là ở nhà hàng. Không khó để tự mình làm cho gia đình thưởng thức.

Hướng dẫn làm bún chả cá Hà Nội

Hướng dẫn cách làm bún chả cá Hà Nội

Cho phần chả miếng

- 300g thịt nạc vai.

- 1 thìa cà phê muối

- 1 thìa cà phê nước mắm

- 1 thìa nước hàng

- 1 thìa nước tỏi giã nát vắt lấy nước ( có thể thay bằng bột tỏi)

- 1 thìa cà phê mật ong

- 1 thìa súp đầu hành hoa băm nhỏ.

- 1 chút tiêu

Cho phần chả băm viên

- 300g thịt nạc vai băm hoặc xay nhỏ

- 1 thìa cà phê muối

- 1 thìa cà phê nước mắm

- 1 thìa nước hàng

- 1 thìa nước tỏi giã nát vắt lấy nước ( có thể thay bằng bột tỏi)

- 1 thìa cà phê mật ong

- 1 thìa súp đầu hành hoa băm nhỏ.

- 1 chút tiêu

Cho nước chấm

- Nước mắm đường pha sẵn: 3 thìa canh

- Cà rốt 1 củ nhỏ

- Hành tây 1/2 củ

- Đu đủ xanh 1/4 quả nhỏ

- Dấm, nước, một chút muối

- Tỏi 2 nhánh, ớt.

Cách làm bún chả cá Hà NỘi

- Chọn thịt nạc vai thay cho thịt ba chỉ vì thịt này có dính chút gân mỡ giòn giòn ở giữa các thớ thịt, khi nướng lên mềm và ít bị khô hơn thịt ba chỉ. Tuy nhiên nếu ai thích ăn miếng chả nướng có dính chút bì, thì lại nên chọn thịt ba chỉ. Phần thịt này thái miếng mỏng vừa phải, chắc khoảng 0,7 cm, để khi nướng không bị cháy quá.

- Trộn tất cả chỗ gia vị với thịt, ướp chừng 1h hoặc lâu hơn nữa cho thịt ngấm đều gia vị.

- Kẹp từng miếng thịt vào vỉ, xiên que nướng trên than hoa hoặc hoặc xếp miếng thịt trực tiếp vào khay lót giấy bạc rồi bỏ vào lò nướng. Vì mật ong có thể làm cháy bề mặt thịt rất nhanh nên nếu dùng lò nướng phải chú ý nhiệt độ và thời gian vừa phải (mình nướng 180 độ C trong 20 phút, có lật mặt một lần). Khi thịt chín vàng 2 mặt là ăn được.

- Nhân thịt băm bạn cũng ướp tương tự, viên thành những miếng mỏng dẹt và nướng như trên.

- Pha nước chấm: Đun sẵn 1 & 1/3 bát nước mắm với 1 bát đường, để nguội cho, gia giảm thêm nước, dấm cho vừa miệng để ăn nên không có liều lượng cụ thể. Hâm nóng nước chấm nếu thích.

- Đồ chua: Cà rốt, đu đủ xanh nạo vỏ, cắt tỉa miếng mỏng, nhỏ, tỏi giã nát. Trộn đều với chút xíu muối và dấm, đường. Không có đu đủ có thể thay bằng hành tây bào mỏng.

- Khi ăn sắp đồ chua, chả miếng, chả băm vào bát, chan nước chấm lên. Thêm ớt, tiêu theo ý thích.

Hướng dẫn làm món chả giò ngon thơm giòn

Chả giò là món ăn quen thuộc với nhiều người. Bạn có thể tự làm chả giò để đãi gia đình mình vào những ngày cuối tuần với hướng dẫn cách làm chả giò dưới đây. Đặc sản thôn quê hôm nay sẽ hướng dẫn cho anh chị em làm món chả giò ngon thơm nhất.

Cách làm chả giò

Nguyên liệu:
1 kg thịt heo nạc (hoặc 1/2 thịt và 1/2 tôm hoặc cua)
1 củ hành tây
1 củ khoai tây lớn (khoảng 250 g)
1 củ cà rốt (khoảng 130 g)
2 cái trứng gà
50 g bún tàu
25 g nấm tai mèo khô/ nấm đông cô/ nấm hương
1/2 muỗng súp muối
1/4 muỗng cà phê tiêu
Bánh tráng

Chuẩn bị:

1) Thịt heo bỏ vào máy xay nhỏ, nhưng đừng nhỏ quá, còn hơi thô là được.
2) Cà rốt, hành tây, khoai tây cắt nhỏ hột lựu.
3) Bún tàu rửa sạch, làm cho thật khô, rồi dùng kéo cắt dài khoảng 1 cm. ****Không cần ngâm bún tàu cho nở ra cũng được. Vì thời gian ướp nhân khoảng 30 phút, bún tàu khô sẽ ngấm nước trong nhân, làm cho nhân trở nên khô.
4) Nấm tai mèo: ngâm trong nước nóng cho nấm nở to ra, vớt ra rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ hột lựu.
5) Bỏ tất cả (1), (2), (3),(4) vào một cái tô, cho muối, tiêu, trứng vào. Trộn đều.
Để hỗn hợp trong vòng 30 phút cho gia vị ngấm vào nguyên liệu.
Cách cuốn:
1) Dùng một khăn sạch thấm nước vắt ẩm. Trải khăn lên mặt bàn phẳng.
Nhúng bánh tráng vào nước ấm nóng nhanh tay, rút bánh ra khỏi nước, vuốt sạch nước rồi đặt bánh lên trên tấm khăn ướt.
2) Dùng dao lấy từng phần nhân chả giò đặt lên bánh tráng. Bẻ hai đầu hai bên vào, cuốn bánh lại.

Chiên chả giò:
1) Chảo dầu nóng cho chả giò vào, đặt mỗi cuốn chả giò cách rời nhau để khỏi dính làm rách vỏ, nhân sẽ bị lòi ra mất ngon. Chiên một mặt cho vàng rồi trở sang mặt khác chiên vàng. Cứ thế lần lượt chiên vàng đều chả giò là được. Khi chiên để lửa nhỏ vừa, đừng to quá sẽ làm cháy lớp vỏ bánh tráng bên ngoài mà bên trong vẫn chưa chín.

LÀM NƯỚC CHẤM

1 1/2 cup vơi)
1 cup vơi đường
1 cup nước
1/4 cup nước mắm ngon
2~3 trái ớt xiêm, bỏ hột, băm nhỏ
nước vắt từ 2 trái chanh
3 tép tỏi, băm nhỏ
Cách làm:
1) Cho nước và đường vào một nồi nhỏ, bắt lên bếp, để lửa vừa. Khuyấy cho đường tan. Đun cho đến khi nồi sôi lên. Nhắc nôì khỏi bếp, để nguội.
2) Cho nước chanh vắt, nước mắm, ớt, tỏi băm nhỏ vào, trộn đều. Nêm lại vừa ăn.

Bánh khọt đặc sản nổi tiếng Vũng Tàu

Cuối tuần vừa rồi chúng tôi có dịp đi du lịch Vũng Tàu cùng anh chị em trong công ty. Thưởng thức những đặc sản Vũng Tàu thật ngon và lạ miệng.
Xuyên suốt cuộc hành trình là bao nhiêu là món ngon vật lạ như tôm, cá ghẹ...Đặc sản Vũng Tàu thì nhiều và cũng nổi tiếng vang danh như,, bánh canh Long Hương.. các món ăn đặc sản từ vùng biển như cá nhưng ấn tượng với chúng tôi nhất vẫn là Bánh Khọt.
Hành trình ăn bánh khọt
sau 8h sáng chúng tôi rời khách sạn đi ăn sáng.. điểm đến là Bánh khọt gốc vú sữa, dọc tuyến đường đi chúng tôi thấy tương đối rất nhiều quán bánh khọt khác nhau nhưng phần vì lạ, phần vì nghe tiếng đồn xa và cũng một phần cái háo hức thôi thúc nên len lõi từng góc phố con đường chúng tôi đã đến địa điểm mình cần đến.

Hoàn toàn trái ngược với những suy nghỉ ban đầu về

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Chạo chân giò Kim Sơn đặc sản hấp dẫn Ninh Bình

Đặc sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú luôn luôn hấp dẫn nứt lòng các thực khách quốc tế. Với truyền thông lâu đời một số vùng miền luôn có những món không thể không thưởng thức khi ghé qua. Hôm nay đặc sản miền bắc xin phép giới thiệu đến quý anh chị món "Chạo chân giò " một món ăn đặc sản của người dân Ninh Bình.
Bạn từng ghé thăm mảnh đất Kim Sơn - Ninh Bình, từng thưởng thức “rượu ngon, cơm cháy, thịt dê”, những thứ được coi là đặc sản nơi đây mà chưa từng được nếm món chạo chân giò thì quả thực đáng tiếc.

Chạo chân giò đặc sản miền Bắc


Chạo chân giò Kim Sơn
Theo người dân nơi đây, chạo chân giò thực ra là món nhậu dành cho cánh mày râu. Nhưng với người không phải "dân nhậu" cũng có thể bị nó mê hoặc.

Nguyên liệu chính của món này là chân giò. Theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm và dac san mien bac nên chọn những chiếc chân giò heo loại vừa, nếu loại bự quá bì sẽ dày, thịt sẽ dai. Công đoạn đầu tiên là thui chân giò bằng rơm khô, khi thịt chín sẽ có mùi thơm ngậy quyện cùng mùi thơm nồng của rơm.

Xong, chiếc chân giò được rửa sạch rồi cho vào áp chảo cùng với lá chanh và sả lót ở đáy nồi, lửa đun liu riu mà chẳng mấy thịt đã có màu vàng sậm, mềm và có mùi thơm của sả và lá chanh.

Sau khi thái mỏng thịt lợn, khâu tiếp theo là thêm gia vị. Cho khế đã thái nhỏ hoặc xoài xanh nạo sợi vào trộn đều đến khi thịt ngấm vị chua mới cho riềng giã nhỏ vào trộn tiếp. Thêm gia vị cho vừa miệng. Sau cùng rắc chút vừng đã rang cùng mấy miếng sả lên trên.

Rau ăn kèm món chạo chân giò


Lá sung ăn kèm Chạo chân giò
Ăn kèm với món chạo này chắc chắn phải có sự góp mặt của lá sung và lá đinh lăng, cũng có thể ăn thêm cùng với chuối xanh, rau ngổ. Và một thứ không thể thiếu đó là nước tương để chấm. Muốn nước tương ngon thì cho thêm ít đường và gừng. Người dân quê nơi đây thường nói vui rằng, chỉ có tương bần Hưng Yên thì mới “xứng” với món chạo chân giò Kim Sơn này.

Khi ăn, mùi thịt lợn nướng thơm quyện cùng mùi riềng, mùi khế tạo thành một thứ hương vị đậm đà khó tả, ăn nhiều mà không có cảm giác ngấy. Dường như tất cả những gì là cay, đắng, ngọt, bùi, chua chát đều hội tụ ở món ăn này.

Không phải cao lương mỹ vị, nhưng chạo chân giò Kim Sơn xứng đáng có tên trong danh sách những món nhậu của cánh mày râu, và tất nhiên cả trong thực đơn hằng ngày của những bà nội trợ đảm đang.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Thưởng thức nộm sứa món ngon đặc sắc Đà Nẵng

Trong tiết trời nóng nực, thưởng thức món nộm sứa sẽ mang lại những cảm giác thú vị. Miếng sứa giòn, ngọt, đậm đà cùng với mùi thơm của các loại gia vị sẽ ngấm vào lưỡi, lan tỏa khắp cơ thể làm tan đi cái cảm giác nóng bức giữa mùa hè oi ả.

Nộm sứa đặc sản Đà Nẵng 

Nộm sứa đặc sản Đà Nẵng.

Mùa hè là mùa sứa nổi từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, không có vây, không có tai, không có đuôi và cũng không có xương... thế mà sứa chịu đựng được mọi sóng to gió lớn. Người đi biển gặp thảm sứa, lấy dây buộc lại và dùng thuyền máy kéo lôi vào bờ. Sứa được đưa lên bãi cát và ngư dân dùng dao sắc cắt thân sứa ra làm nhiều mảnh. Sau đó còn cắt ra từng miếng nhỏ bằng ngón chân cái, trông giống như cái tai gọi là sứa tai. Còn chân sứa cũng đem cắt nhỏ gọi là sứa chân. Sứa tai trong suốt mọng nước, ngả mầu xanh dương trong khi sứa chân trắng đục, giòn như gân, sụn. Chính vì sứa chân ngon hơn sứa tai nên giá bán cũng đắt hơn.

Sứa qua sơ chế thường rất mặn, do đó, muốn chế biến thức ăn phải ngâm nước kỹ để nhạt bớt. Trong quá trình ngâm phải thường xuyên thay nước cho đến khi miếng sứa chỉ còn thoảng vị mặn mới chế biến nộm. Không như các loại nộm rau, làm nộm sứa khá phức tạp, bởi trộn không khéo sẽ làm hỏng sứa và mất mùi thơm.

Muốn làm món nộm bằng sứa tai, người nội trợ phải khéo tay, xếp sứa lên một chiếc bát úp lọt lòng chiếc thau nhựa có kích cỡ vài tấc tây là có thể đủ ăn cả nhà. Nước sứa tiết sa, sẽ rút xuống đáy thau. Bấy giờ người đầu bếp mới rải lên mặt sứa một lớp gia vị đủ như loại lạc rang giã nhỏ, chuối chát non thái mỏng, xoài xanh băm nhỏ, ớt chín, rau răm, rau húng... thế là có món nộm sứa ngon lành.

Với sứa chân, người sành ăn có thể làm thành món nộm công phu và tốn kém hơn. Đem sứa chân thái nhỏ, rửa bằng nước đun sôi để nguội, sau đó trộn chung với thịt gà luộc hay thịt heo thái mỏng, thêm vào ớt chín, xoài xanh băm nhỏ, trứng luộc, lạ rang giã nhỏ, rau thơm các loại... khiến cho hương vị càng thêm đậm đà, khoái khẩu.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Mì quảng... món ngon đặc sản của người Quảng Nam

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam. Đó là Mì Quảng đặc sản của vùng miền Trung . Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên những cánh đồng mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi. 
Mì quảng đặc sản của Quảng Nam

Mì Quảng đặc sản

“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”

Đó có thể là lời mời gọi đẩy đưa của cô bán hàng. Nhưng thực sự Mì Quảng cũng sẽ không làm cho bạn thất vọng.

Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Bắt đầu từ khâu chọn gạo cho đến nước nhưng và các loại gia vị, phụ liệu khác đều rất đặc trưng. Gạo là loại không dẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chống lên nhau và thái sợi. Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phụng (hày còn gọi là dầu lạc) phi với củ nén đập dập chín thơm thoa lên bề mặt của bánh.

Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Tôm sau khi lấy đầu, làm sạch để nguyên con thì được ướp cùng với thịt, một ít tôm được giã nát để cho vào nước tạo vị ngọt tự nhiên. Mì Quảng truyền thống hầu như rất ít khi dùng đường khi chế biến. Nguyên liệu sau khi ướp thì được tao bằng dầu phụng cho đủ độ thấm và nấu với nước dùng.

Trong khi giữ nóng nước nhưng thì người chế biến chuẩn bị rau và các loại phụ liệu khác. Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.

Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống. Gà phải là loại gà ta, nuôi thả, cá lóc phải là loại cá sống trong môi trường tự nhiên, tất cả làm xong là chế biến ngay để đảm bảo độ tươi, ngọt của nguyên liệu.

Trình bày của Mì Quảng cũng có nét riêng biệt. Đầu tiên cho vào tô là rau sống với đủ loại rau như trên, tiếp đến là mì sợi và chang nước nhưng, sau đó cho hành và ngò lá xanh, đậu phụng rải đều, bánh tráng và 1 quả ớt xanh kèm với 1 lát chanh mỏng. Không như phở, nước nhưng mì có độ đậm đặc của tôm giã nhuyễn và những nguyên liệu đặc trưng vừa đủ độ béo, đậm và ngọt, vì vậy lượng nước chang cho mì rất ít, không bao giờ ngập lên sợi mì, bố cục đẹp mắt…

Để một tô Mì Quảng đúng chất và ngon, phải theo quy trình chế biến từ lá Mì cho đến khâu chế biến, cũng như các loại gia vị đi kèm, và phải dùng lúc còn nóng…

Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Xét về tính đại chúng (trong phạm vi cộng đồng của nó), có lẽ mì Quảng đứng hàng đầu trên thế giới. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia. Có thể người nấu ngon, người nấu chưa ngon, song với người Quảng, điều đó mặc nhiên đúng.

Chỉ cần ra ngoài chợ mua vài lá mì, ít rau sống, ít tôm thịt, miếng bánh tráng, rang thêm lên mấy hột đậu phộng là có ngay một tô mì Quảng nóng hổi và thơm phức cho cả nhà xì xụp. Mì Quảng là món ăn bình dân nhất, dễ nấu bậc nhất; bởi nó được xem là món ăn thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Có lẽ vì vậy mà “nhưng” mì Quảng ngày càng đa dạng về nguyên liệu hơn. Thông thường thì nhưng tôm thịt heo, nhưng lúc tìm không ra thịt heo, thì người miền biển bắt cua, bắt cá, người miền núi bắt gà và bắt vịt làm nhưng ăn vẫn thấy ngon, vẫn ra hương vị mì Quảng. Mì Quảng là một món ăn của người bình dân, vì vậy không khép mình vào những đòi hỏi khắt khe như những món ăn dành cho giới thượng lưu. Và chính nhờ vậy, mì Quảng có một sức sống mạnh mẽ, nó tồn tại và phổ biến ở mọi thủy thổ…

Mì Quảng bây giờ đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc và trở thành món ăn đặc trưng của cả miền Trung chính là vì vậy, và đã trở thành món ngon không thể bỏ lỡ nếu một lần nếm thử. Giữa thủ đô hay các thành phố lớn, Mì Quảng với những đặc trưng của mình đã trở thành món ăn có mặt ở khắp nơi và cũng đã có những biến tấu khác nhau. Song khi rời khỏi vùng đất sinh ra nó, Mì Quảng không còn thuần túy là món ăn nữa, mà trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của một vùng đất, là cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam…